A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những căn bệnh thường gặp ở trẻ em

Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan - trong quá trình lớn trẻ không tránh khỏi mắc bệnh từ môi trường xung quanh. Bố mẹ phải phải biết cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn này để trẻ phát triển tốt nhất.

Bệnh đau tai

Bệnh đau tai là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, cơn đau tai làm trẻ có xuất hiện triệu chứng đau nhói ở vùng tai trong, gây mờ mắt và đau âm ỉ. Nguyên nhân của bệnh cá thể do nghiễm trung xoang, ráy tai, viên amidan, nghiến răng. Nhưng loại nghiễm trùng thường gặp là viêm tai giữa cấp tính, hay nhiễm trùng tai giữa, và đặc trưng là phần tai giữa sưng và nhiễm trùng.

 

Tới các bệnh viện nhi để khám cho trẻ khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh

Bệnh do virus hợp bào hô hấp(RSV)

Đây là một trong những nguyên nhân gây căn bệnh đường hô hấp dẫn tới các bệnh viêm tiểu phế quản, viêm phổi ở trẻ em. Trẻ mắc căn bệnh này thường có các triệu chứng giống với cảm cúm gồm sốt, chảy nước mũi, ho. Các trường hợp trẻ nhiễm RSV có triệu chứng tiến triển thành khò khè dẫn tới viêm tiểu phế quản hay viêm phổi là 40% và thường rất nguy hiểm. Bố mẹ có thể phòng tránh bệnh RSV cho trẻ bằng những cách sau:

 

Đeo khẩu trang y tế khi trẻ đến nơi đông người trong mùa bệnh dịch ( Nguồn: Succkhoegiadinh)

-Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn có cồn trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.

-Che miệng khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy và vứt vào thùng giác kín sau khi sử dụng.

-Hạn chế cho trẻ lại gần các đám đông, đặc biệt trong mùa dịch RSV.

-Làm sạch các bề mặt mà mọi thành viên thường tiếp xúc trong nhà, tiến hành thường xuyên hơn trong mùa dịch.

-Luôn chú trọng đến việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn không khí lớn đến phổi. Các đường hô hấp này gọi là phế quản. Khi trẻ bị cảm lạnh đau họng, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, virus gây ra có thể lan ra phế quản. Một khi có vi trùng ở đó, đường hô hấp trẻ trở nên sưng, viêm và bị tắc với chất nhầy.

Trẻ mắc căn bệnh viên phế quản trong thời gian ngắn, thường có các triệu chứng sốt kéo dài trong vài ngày, ho kéo dài trong vòng từ 2 - 3 tuần, tiếp đó trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh. Ngoài sốt ra trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi,chán ăn hoặc nôn ói.

Bệnh tay chân miệng

Bệnh Tay Chân Miệng (BTCM) là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, trẻ mắc bệnh có biểu hiện sốt và mụn nước thường thấy xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng. Nguyên nhân mắc căn bệnh có thể do trẻ tiếp xúc với bệnh ở nhà trẻ, trường mẫu giáo, do bệnh lây qua tiếp xúc từ người sang người và trẻ còn nhỏ nên sẽ là đối tượng dễ bị lây bệnh nhất. Cách phòng bệnh cho trẻ thường:

-Cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh

-Thường xuyên lâu chùi, dọn dẹp môi trường sống của trẻ.

- Tránh tiếp xúc gần với những trẻ đã bị mắc tay chân miệng

-Nên theo dõi chặc chẽ nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, li bì, mất tĩnh táo.

- Dạy trẻ che miệng khi ho và hắt hơi

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là căn bệnh thường gặp ở trẻ do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

 

Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu cần có phương pháp chăm sóc hiệu quả (Nguồn: Bacsi)

Nguyên nhân bệnh chủ yếu bệnh lây qua đường hô hấp (hoặc không khí), khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi thì virus được phát tán và lan xung quanh đó. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Cách phòng bệnh ở trẻ chủ yếu là tiêm vắt xin phòng ngừa bệnh thủy đậu từ khi sinh ra cho trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh và giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt.


Nguồn:meyeucon360.com Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 92
Tháng 04 : 25.329